Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Kế hoạch tài chính khi du học Anh

Người đăng: Tôi - Đi du học

Chi phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bất cứ sinh viên nào khi nghĩ đến việc du học hãy chuẩn bị 1 kế hoạch tài chính.

Vì vậy, thật tuyệt khi biết rằng du học ở Vương quốc Anh sẽ là một khoản đầu tư đáng giá cho tương lai.

Kế hoạch tài chính khi du học Anh


Nhưng làm thế nào để bạn có thể sử dụng hiệu quả nhất khoản đầu tư này? Và cách nào là tốt nhất để chuẩn bị cho các chi phí sinh hoạt khi sống tại Vương quốc Anh?

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Eri Mountbatten, Chuyên viên tư vấn Sinh viên, cây bút tự do, giảng viên và thành viên của Hội đồng Nghiên cứu và Hỗ trợ tài chính của NASMA (Hiệp hội Quốc gia của các Chuyên viên tư vấn Tài chính cho Sinh viên), và thường xuyên làm việc cùng với các bạn sinh viên quốc tế. Chúng tôi đã hỏi anh về những lời khuyên tài chính hữu ích dành cho sinh viên quốc tế có mong muốn đi du học tại Vương quốc Anh.

Eri chia sẻ: ‘Tôi gặp khá nhiều sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc cho đến Cộng hòa Czech, và họ tin tưởng rằng Vương quốc Anh là nơi tốt nhất để khởi đầu sự nghiệp của mình. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhận định này của các bạn sinh viên khá chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể gặp rắc rối nếu như không lên kế hoạch kỹ lưỡng; như mọi người vẫn thường nói rằng “không biết cách lập kế hoạch cũng đồng nghĩa với việc lên kế hoạch để thất bại”.

Một tin tốt dành cho các bạn đó là bạn không cần phải tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Hoạch định Tài chính để có thể tăng khả năng thành công của mình. Những điều bạn cần là một vài nguyên tắc thông dụng cơ bản. Tất cả có thể được gói gọn vào một bản kế hoạch – hay gọi khác đi là một “bản đồ” (MAP)!

Map: ‘lập bản đồ’ tình hình tài chính hiện tại và cân nhắc một vài phương án.
Afford: Đưa ra quyết định dựa trên tính khả thi về tài chính và nhớ hãy bám sát kế hoạch.
Prepare: Chuẩn bị sẵn sàng cho những điều không lường trước.

1. Map – Lập bản đồ

‘Hãy đưa ra bức tranh về tình hình tài chính hiện tại lẫn dự kiến trong tương lai. Có thể điều này trông khá hiển nhiên, nhưng để biết đích đến trước hết bạn cần phải nắm rõ điểm xuất phát của mình!

‘Bạn đã có sẵn bao nhiêu để chi trả cho khóa học của mình, bao gồm tiền tiết kiệm, tiền nhận được từ bố mẹ, v.v…? Bạn có thể nhận được thêm một khoản nào nữa từ những nguồn tài chính khác, ví dụ như học bổng, khoản vay,…?

Có rất nhiều thông tin bạn cần phải tìm hiểu – nhiều đến mức có thể bạn sẽ choáng ngợp đấy.

‘Trang Education UK đã giúp bạn làm cho quy trình này trở nên dễ dàng hơn bằng cách tập hợp những thông tin cần thiết nhất. Bạn có thể tìm thấy thông tin về học phí và chi phí sinh hoạt tại đây, thông tin về các cơ hội học bổng tại đây.

‘Để biết thêm thông tin về chi phí và các vấn đề liên quan đến tài chính, bạn hãy xem qua chuyên mục ‘Chi phí và Tài chính trên trang web của UKCISA.’

2. Afford – Tính khả thi


‘Sau khi đã xem qua học phí, bạn có thể bắt đầu xem xét các chi phí có thể phát sinh khác.

‘Ví dụ, có thể bạn cần phải chi những khoản thanh toán một lần như tiền vé máy bay, bảo hiểm, khoản đặt cọc hoặc phí visa.

‘Bạn cũng sẽ phải chi những khoản thường xuyên, ví dụ như chi phí nhà ở, đồ ăn, tiền điện nước và tiền đi chơi cùng bạn bè. Một công cụ trực tuyến có thể giúp bạn tính toán các chi phí này là International Student Calculator.

‘Bên cạnh các khoản chi phí kể trên, hãy nhớ rằng có rất nhiều lựa chọn du học khác ở Vương quốc Anh – một số khóa học sẽ đắt hơn các khóa học khác. Chi phi sinh sống tại London cũng thường đắt hơn ở các vùng khác ở Anh.

‘Tạp chí NUS (National Union of Students) có một bài viết rất hay về chi phí sinh sống tại Vương quốc Anh. Nếu bạn cần tham khảo số liệu cụ thể, Numbeo là đơn vị lớn nhất cung cấp dữ liệu về chi phí sinh hoạt tại các thành phố trên thế giới. Và dù có như thế nào đi nữa, hãy lập kế hoạch ngân sách và bám sát vào nó!’

3. Prepare – Chuẩn bị sẵn sàng


‘Mọi người thường nói: điều duy nhất chắc chắn sẽ xảy ra là sự thay đổi, và điều này hoàn toàn đúng trong bối cảnh kinh tế, xã hội và chính trị hiện tại. Do vậy chuẩn bị sẵn sàng cho những điều không ngờ tới chính là lời khuyên quan trọng nhất mà tôi có thể đưa ra cho bạn.

‘Bạn có thể gặp chuyện bất ngờ từ những khoản học phí không lường trước cho đến chi phi đi lại hay chi phí cho chỗ ở khẩn cấp hoặc chi phí y tế. “Kế hoạch” định sẵn của bạn có thể sẽ phải thay đổi bởi có một sự sụt giảm không mong muốn trong ngân sách của bản thân, ví dụ như sụt giảm tiền lương hoặc tiền bạn nhận được từ gia đình.

‘Những điều tương tự hoàn toàn và thỉnh thoảng vẫn xảy ra và thay đổi toàn bộ tình hình – nhưng bạn hoàn toàn có thể xử lý tốt tình huống nếu có sự chuẩn bị từ trước.

‘Để có một kế hoạch dự phòng, tôi nghĩ rằng bạn nên dành ra hai đến ba tháng tiền tiết kiệm để gửi vào một tài khoản ngân hàng riêng – hãy gọi đây là ‘quỹ an toàn’ của bản thân. Nó sẽ giúp bạn có thời gian tìm kiếm những nguồn tài chính khác nếu xảy ra bất cứ khủng hoảng nghiêm trọng nào và sẽ giúp bạn có đủ bình tĩnh lẫn sự linh hoạt để xử lý những khoản chi tiêu bất ngờ nhỏ hơn, hoặc một khoản thâm hụt tài chính. Đây chính là nguồn sống cá nhân của bạn – nhưng nó chỉ có tác dụng khi bạn không tiêu vào khoản này!’

Hãy nhớ rằng…

‘Tóm lại, hãy nhớ rằng: ‘lập bản đồ’ tình hình tài chính hiện tại và cân nhắc một vài phương án; Đưa ra quyết định dựa trên tính khả thi về tài chính và nhớ bám sát kế hoạch; và cuối cùng, chuẩn bị sẵn sàng cho những điều không lường trước. Nếu theo đúng những bước đơn giản như trên bạn chắc chắn sẽ có thể xử lý tốt các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

‘Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng đa số các trường đại học và cao đẳng đều có dịch vụ tư vấn hỗ trợ sinh viên miễn phí. Hãy hỏi Hội sinh viên hoặc Văn phòng quốc tế của trường. Tại NASMA, chúng tôi cũng có thể giúp bạn liên hệ với các nhân viên của chúng tôi để nhận được tư vấn tài chính. Và đừng nên lo lắng bởi bạn không bao giờ phải cô độc khi đặt chân đến Vương quốc Anh đâu!’

0 nhận xét:

Đăng nhận xét